HOTLINE: 3930 2242   EMAIL: thuy.nguyen@bemind.com.vn
25/10/2016 09:51:51

Tuổi teen làm giàu? Tại sao không?

 Sau khi tung chương trình Finance For Kid thành công trọn vẹn, Ban Biên Tập Web của Beautiful Mind đã phỏng vấn Ông Triệu Tôn Phong (chủ tịch công ty Beautiful Mind) về quan điểm cá nhân trong việc dạy tài chính cho trẻ con. Đây cũng có thể là câu trả lời của câu hỏi liên quan đến chủ đề này.

- HỎI: Có người quan điểm rằng không nên cho con tiếp xúc sớm với đồng tiền, Ông nói gì về quan điểm này?
- ĐÁP: Do các bậc phụ huynh chỉ nghỉ đến chức năng mua sắm của đồng tiền nên việc lo sợ của họ là có cơ sở. Kinh tế thị trường đang cổ vũ cho việc thụ hưởng. Trẻ em đang bị tác động rất lớn từ các hoạt động bán hàng. Bản chất con người là thụ đắc và lười biếng. Do đó cho con tiếp xúc sớm với đồng tiền làm cho nó dễ bị đồng tiền lôi kéo để làm nô lệ cho nó.
Tuy nhiên.- Giống như vấn đề tình dục, người lớn không thể né tránh. Con người ta không thể sống mà không

có tiền.

 

Mặc khác, Phụ huynh Không cho con xài tiền nhưng lại chu cấp quá dư thừa so với nhu cầu thậm chí ước muốn của trẻ. Điều này sẽ tạo cho trẻ tính ỹ lại và tư duy bao cấp. Các em chỉ biết xài tiền mà không quan tâm đến việc kiếm tiền và chia sẻ cho những người thiếu thốn hơn mình. Tính phung phí, ích kỷ và thái độ giai cấp của trẻ cũng hình thành từ đây.
Phụ huynh nên giúp bé thấu hiểu trọn vẹn về đồng tiền. Nó bao gồm kiếm tiền, tiêt kiệm, xài tiền, đầu tư và từ thiện. Đây là nguồn gốc khởi tạo tinh thần doanh nghiệp giúp trẻ thành công trong cuộc sống. Dạy trẻ tinh thần độc lập tài chính không bao giờ là quá sơm.
- HỎI: Thế giới có nhiều gương mặt trẻ (dưới 20) là những doanh nhân tuổi teen thành đạt. Trong khi đó, thanh niên Việt Nam cùng độ tuổi vẫn lệ thuộc tài chính gia đình. Ông vui lòng cho biết vì sao?
- ĐÁP: Đúng vậy! cá nhân tôi cùng rất ngưỡng mộ họ và đang học tập từ những tấm gương này. Ngoài Farrah Grey.- người Mỹ da đen trở thành triệu phú đô la năm 15 tuổi, tôi có thể kể ra thêm trên 10 gương mặt doanh nhân tuổi dưới 20 đang ăn nên làm ra ở các nước.
Ở Việt Nam, tuổi teen không tệ. Chúng ta có nhiều tài năng trẻ tuổi ở nhiều lãnh vực (không có lãnh vực kinh doanh). Chúng ta có nhiều học sinh đạt giải quốc tế. Điều đáng buồn, chúng ta cũng có quá nhiều hotgirl, hotboy và quá nhiều gương ăn chơi, tiêu tiền hơn là kiếm tiền.
Đây là vài nguyên nhân theo quan điểm cá nhân của tôi:

1) Hầu hết các gương thành công đương đại đều có ít nhiều công sức vun đắp, nuôi dạy từ nước ngoài (Ngô Bảo Châu, Phillip Roesler). Những học sinh đạt giải quốc tế thường sau đó cũng rơi vào quên lãng. Phải chăng môi trường vĩ mô và văn hóa giáo dục là nhân tố quyết định sự thành công thực sự. Ở đây có sự khác biệt về quan niệm thành công của Việt Nam và các nước phát triển khác?
2) Tuổi trẻ Việt Nam bị ảnh hưởng cùng lúc các luồng văn hóa theo dòng lịch sử. Văn hóa Việt Nam đương đại là sự tích hợp giữa văn hóa phong kiến, văn hóa bao cấp và xu hướng hưởng thụ của kinh tế thị trường. Nó không chỉ tác động đến giới trẻ mà còn hình thành các quan niệm của các bậc phụ huynh về nuôi dạy nặng tính bảo ban hơn là trãi nghiệm. Cha mẹ luôn tự gánh lấy trách nhiệm bảo bộc con mình cho đến lúc thành gia thất (chứ không phải đến 18 tuổi như luật định).
3) Ở nước ta sự bảo bộc theo kiễu ‘ôm ấp” từ lâu được nhìn nhận như là chuẩn mực tốt trong việc nuôi dạy con trẻ. Người lớn đã xây “tháp ngà” để con mình “sống trong nhung lụa”. Nó hoàn toàn xa lạ với thế giới thật.- nơi mà con em chúng ta sẽ phải đối mặt. Chúng ta đã tước bỏ quyền tập dượt sinh tồn của trẻ vì chỉ biết vâng lời người lớn. Trẻ con không được “cải lời” (tức là bày tỏ quan điểm của mình) với người lớn. “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” theo sự bao ban của người lớn. Tư duy bao cấp ăn sâu vào tiềm thức của người lớn qua quá nhiều thế hệ. Nó lại được củng cố mạnh mẽ bằng thái độ bao cấp của thời kỳ tem phiếu. Mọi sáng kiến làm giàu được xem là “tư sản”.

4) Chúng ta thường nghe câu nói vui đầy ý nghĩa ….“ Hy sinh đời bố củng cố đời con”. Đó là tấm lòng trời biển của mẹ và công đức thái sơn của cha trong việc xây dựng tiền đồ (đồ và tiền) để lại cho con (tiêu xài). Cha mẹ “sinh tiền” để cho con tiêu pha.
5) Ngoài việc không muốn con mình đi kiếm tiền cực khổ ( kiếm tiền có bao giờ sướng đâu!), các bậc làm cha mẹ cũng không muốn con mình làm những việc “ không xứng đáng” để kiếm tiền. Họ sợ tai tiếng, dư luận làm họ mất thể diện với người quen biết.
6) Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, nhà xuất bản Kim Đồng đã từng làm tốt vai trò công tác giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho trẻ nhỏ. Nó đã góp phần sản sinh ra những anh hùng trẻ tuổi. Thời thế đã thay đổi, Kim Đồng đã hết vai trò lịch sử đã nhường chổ cho triệu phú tuổi teen mà đến bây giờ vẫn chưa thấy xuất hiện.
- HỎI: Làm gì để triệu phú tuổi teen xuất hiện ở Việt Nam.- thưa ông ?
- ĐÁP: Đây là câu hỏi lớn.- Nó vượt ra ngoài năng lực và thẩm quyền của một cá nhân. Bản thân tôi vài ý kiến hồ đồ như sau:
a) Chúng ta cần thay đổi các quan niệm:
1. Giàu có phải là thước đo để tự khẳng định mình. Người Giàu phải biết mình là ai để tận dụng tối đa sở trường của mình vào việc kiếm tiền.
2. Tuổi nhỏ vẫn có thể làm việc lớn.
3. Doanh nhân không phải là người sang trọng và tiêu xài xa xí như cách thể hiện hình ảnh của báo đài và phim ảnh.
4. Hãy dạy cho con đi câu hơn là cho con ăn cá mỗi ngày
b) Cần có đội ngũ doanh nhân tâm quyết với giới trẻ ngay từ lúc nhỏ. Tôi trân trọng loạt sách “tuổi teen” làm giàu của công ty Thái Hà.
c) Phụ huynh hãy tin cậy vào tài năng của con em mình ngay từ nhỏ. Bậc làm cho mẹ không thể giải quyết mãi những vấn đề của trẻ bằng giải pháp của mình. Dạy trẻ tính độc lập tài chính, phát triển có định hướng năng lực cá nhân vào các mục tiêu mong muốn. Khuyến khích trẻ làm giàu, tự khẳng định mình thông qua thang giá trị của tinh thần doanh nghiệp. Giàu có từ tài năng và trí tuệ là thước đo thành công để họ tự khẳng định
Có lẻ chúng ta phải chạy đua thôi. Chạy đua với sự hội nhập và công nghệ truyền thông hưởng thụ. Chúng ta phải chạy đua với những hotgirl, hotboy, ngôi sao tuổi teen, miss teen,….Chúng ta không thể một sớm một chiều xóa bỏ văn hóa bao cấp tư duy ở người lớn. Nên nhớ rằng trẻ nhỏ có khả năng học tập và thích nghi với cái mới rất nhanh hơn người lớn.
Tôi tin vào khả năng chuyển đổi của lớp trẻ. Tôi tin vào năng lực truyền thông của đất nước mà thời kỳ cách mạng chúng ta đã từng làm. Ngày nay chúng ta còn có thêm nhiều phương tiện mới để tích hợp vào hệ thống truyền thông hiện đại. Chúng ta cần có một nhạc trưởng mà không ai có thể thay thế ngoài nhà nước.
- HỎI: Chúng ta nên làm gì để tuổi teen có thể sánh vai cùng năm châu trong quá trình hội nhập?
- ĐÁP: Tôi nghỉ nên dạy cho các cháu về độc lập tài chính và tinh thần làm chủ đồng tiền. Beatiful Mind đã thành công khi tung chương trình Finance For Kid để dạy tài chính cho các cháu trong đội tuổi 10-15. Kết quả chương trình đã chứng minh rằng nếu có phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi thì việc dạy cho các cháu về tài chính hoàn toàn khả thi. Chỉ trong một ngày căng thẳng (nhưng không mệt mõi) các cháu đã hiểu đầy đủ các vấn đề liên quan đến tiền nong.- như là: Kiếm tiền; Tiết Kiệm; Tiêu Tiền; Đầu Tư và Từ Thiện. Nhiều khái niệm tiêu dùng (như là ước muốn và nhu cầu) chỉ được dạy trong nguyên tắc tiếp thị nay được diễn đạt dễ hiểu qua các trò chơi. Beautiful Mind còn “bạo phối” khi đưa các khái niệm về tài chính đến với các em như là lãi suất kép, thị trường chứng khoán,…
Ngoài việc trang bị cho các em những kiến thức tài chính phù hợp, chúng ta cần nâng cao tầm nhìn của các em thông qua tinh thần chia sẻ với cộng đồng. Farrah Grey không chỉ nổi tiếng là triệu phú 14 tuổi mà còn là một nhà kinh doanh có trái tìm. Ông luôn chia sẻ với mọi người về bí quyết làm giàu của mình, lập quỹ Farrah Gray để giúp vốn cho các doanh nhân trẻ dưới 25 tuổi và quyên góp vào đấy tất cả số tiền nhuận bút cuốn sách của mình. Loạt sách có tựa đề “Chicken Soup for the African-American Soul”, một xê-ri sách giáo dục thiếu niên rất được ưa đọc ở Mỹ. Do có ý thức tập thể cao như vậy nên Farrah được báo chí gọi là “Một trong những doanh nhân đáng kính và hiếm thấy”. Chính vì lẻ đó mà trong chương trình Finnance For Kid đã đưa chủ đề “Từ thiện” vào trong gói đào tạo của mình mặc cho có nhiều tranh cãi. Khi trái tim của các em rung động thì hành vi tiêu dùng của họ củng sẽ có trách nhiệm hơn.
 

CÁC TIN KHÁC

TIN QUAN TÂM NHIỀU

SỰ KIỆN TRONG THÁNG

Đối tác

Lượt truy cập: 497840. Đang online 1