HOTLINE: 3930 2242   EMAIL: thuy.nguyen@bemind.com.vn
25/10/2016 09:58:23

Dạy con biết quí đồng tiền

 Tháng 4 năm 2011 sở Giáo dục đã phối hợp cùng tổ chức có tên là Save the children với chủ đề “ Tại sao cần giáo dục tài chính cho thanh thiếu niên”. Hội thảo đã diễn ra rất soi nổi và cho đến bây giờ nó vẫn còn tính thời sự. Beautiful Mind cũng nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng từ các chuyên đề về quản trị tài chính như là game “quản lý chi phí đồng bộ” và ‘Tài chính cho trẻ con.- Chơi mà học”.

Ban quản trị web của Beautiful Mind trích đăng một câu hỏi của Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (khách hàng) và trả lời của Ông Triệu Tôn Phong ( Chuyên gia tư vấn của Beautiful Mind)
- Hỏi: Tôi thấy ở nước ngoài hay cho trẻ đi cắt cỏ, phụ rửa xe... cho các nhà hàng xóm để kiếm tiền (1 khoản nhỏ) để dạy cho trẻ biết quí đồng tiền. Liệu cách này có thể áp dụng ở VN hay không? Có khi nào xảy ra hiệu ứng ngược là: con quá coi trọng đồng tiền hay không? Có cách nào hạn chế hoặc khắc phục không?

Trả lời:
Không có gì phải bàn cải về việc “dạy cho trẻ biết quí đồng tiền”. Nó cần thiết cho mọi thời đại đông tây. Điều đáng quan ngại là việc thực thi đúng với ý đồ của ta vẫn còn là ẩn số. Tôi thấy có các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của ý tưởng này là:

1) Chúng ta không thể dễ dàng từ bỏ những thế giới quan, nhân sinh quan và khung tư duy cũ đã định hình từ những luồn văn hóa theo dòng lịch sử lâu dài:
Dù muốn hay không, tư duy chúng ta đang bị giam cầm giữa 4 vách đá trầm tích của lịch sử hàng mấy ngàn năm để lại.- đó là: nô lệ, phong kiến, bảo thủ và bao cấp. Mặc khác, cái tư duy đang bị giam cầm đó lại đang đứng trên nền tảng giao thoa của sự hội nhập. Chúng ta đang bị dồn ứ giữa cái mới và cái cũ. Cái mới chưa được định hình bằng sự trãi nghiệm. Cái cũ đã bám rể ngàn đời và được cha ông khẳng định, gìn giữ. Điều này đã hình thành nên quan niệm nuôi dạy nặng tính bảo ban hơn là trãi nghiệm, nặng tính chu cấp vật chất hơn là trang bị nhận thức và kỹ năng . Cha mẹ luôn tự gánh lấy trách nhiệm phải bảo bộc con mình cho đến lúc thành gia thất (chứ không phải đến 18 tuổi như luật định) và thậm chí đến khi nhắm mắt.

2) Cách thức thực hành quan điểm “ hy sinh đời bố củng cố đời con” của các bậc cha mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc thực thi ý tưởng do bạn đề xuất. Có nhiều đấng sinh thành quyết tâm hy sinh đời mình để xây dựng tiền đồ (đồ và tiền) để lại cho con (tiêu xài) mà không phải vất vã trong việc mưu sinh như họ đã từng làm.
3) Ngoài việc không muốn con mình đi kiếm tiền cực khổ ( kiếm tiền có bao giờ sướng đâu!), các bậc làm cha mẹ cũng không muốn con mình làm những việc “ không xứng đáng” để kiếm tiền. Họ sợ tai tiếng, dư luận thêu dệt làm họ mất thể diện với người quen biết.
4) Cuối cùng việc sử dụng lao động tuổi chưa thành niên bị luật pháp nghiêm cấm sẽ làm cho ý tưởng của bạn áp dụng vào Việt Namcũng có ít nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể cho cháu tham gia vào các hoạt động kinh tế phụ của gia đình như là một thành viên đáng trân trọng. Thêm nữa, bạn cũng có thể cho con bạn hiểu được rằng làm việc nhà cũng là cách làm ra tiền gián tiếp. Con bạn sẽ kiếm được 15.000 đồng để góp vào ngân sách gia đình khi cháu tự mình rữa xe cho cha thay vì phải mang xe ra tiệm.
Để cho con bạn không quá coi trọng đồng tiền,bạn nên cho con mình vào làm việc tại các cơ sở từ thiện để cháu nhận biết giá trị đồng tiền và lòng nhân ái. Hãy chỉ cho con bạn nhiều tấm gương nghèo vượt khó trong cùng trang lứa. Tôi được biết ở ấp 2, xã Gia Canh, huyện Định Quán (Đồng Nai) có em Hồ Hữu Hạnh (tự Chim Cánh Cụt) không có hai tay nhưng làm được nhiều việc để giúp đỡ bố mẹ (như quét nhà, rửa bát, nấu cơm, chăm sóc đàn vịt..) mà lại học giỏi nữa. ( Ảnh của nhà báo Ngọc Nga).

Từ vấn đề của bạn, ở tôi lại nẩy sinh ra một câu hỏi: Vì sao chúng ta không dạy trẻ tinh thần doanh nghiệp mà chỉ muốn trẻ biết quí đồng tiền thôi? Vì sao chúng ta chỉ muốn trẻ làm những công việc cơ bắp chứ không phải là những công việc phù hợp với năng khiếu và đam mê của trẻ. Chúng ta nên đi xa thêm một bước để trẻ hiểu được tri thức và sự sáng tạo làm cho giá trị lao động nhân lên gấp bội. Con giàu hơn cha? Tại sao không?

CÁC TIN KHÁC

TIN QUAN TÂM NHIỀU

SỰ KIỆN TRONG THÁNG

Đối tác

Lượt truy cập: 499476. Đang online 2